Diễn biến phức tạp của dịch sâu keo mùa thu trên cây bắp lai tại xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) vụ hè thu năm 2020

Diễn biến phức tạp của dịch sâu keo mùa thu trên cây bắp lai tại xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam vụ hè thu năm 2020

Căn cứ Báo cáo số 44/BC-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thạnh và Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam về việc báo cáo nhanh tình hình sâu kéo phá hoại trên cây bắp lai.

Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Nam đã chủ trì tổ chức đi kiểm tra tình hình sâu keo mùa thu trên cây bắp lai tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh với sự tham dự của Trung tâm dịch vụ miền núi, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kỹ thuật & Dịch vụ nông nghiệp huyện Hàm Thuận Nam cùng chính quyền hai xã.

Qua kiểm tra thực tế, tại xã Mỹ Thạnh tổng diện tích bắp lai đã gieo trồng là trên 50 ha tập trung ở khu sản xuất 93 ha tại thôn 1 và cánh đồng thôn 2, cây bắp đang phát triển từ 3 đến 8 lá, mật độ sâu trung bình từ 2 đến 4 con/m2  và mật độ ổ trứng là từ 2 đến 3 ổ/m2. Tại xã Hàm Cần, tổng diện tích bắp lai đã gieo trồng là trên 800 ha tập trung ở các khu vực Tà Nớ, Đá Bàn, Gia Noa, Suối Đố, Suối Chan và đất 04, cây bắp đang phát triển từ 2 đến 10 lá, mật độ sâu trung bình từ 8 đến 12 con/m2  và mật độ ổ trứng là từ 2 đến 3 ổ/m2.

Với diễn biến phức tạp của dịch sâu keo, Trung tâm Dịch vụ miền núi đã tổ chức hai đợt tập huấn, chủ động cung ứng các loại thuốc trừ sâu được phép lưu hành trên thị trường cũng như liên hệ với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để hướng dẫn phương thức diệt trừ sâu keo. Tuy nhiên cho đến nay, trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký phòng trừ đối tượng sâu keo mùa thu. Theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì chỉ được phép sử dụng 05 hoạt chất đề phòng trừ sâu keo mùa thu là: Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron và Emamectin benzoate.

Qua kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, trong thời gian tới nếu các hộ dân không tiến hành phòng trừ sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất cũng như có khả năng mất trắng diện tích đã canh tác. Chính vì vậy đoàn kiểm tra đề nghị với chính quyền 02 xã khuyến cáo bà con thường xuyên thăm đồng, ngắt và tiêu hủy ổ trứng. Đối với trường hợp sâu gây hại cần phát hiện sớm và tiến hành phun thuốc phòng trừ khi sâu tuổi 1- 3 bằng các loại thuốc trong danh mục như trên; sử dụng bẫy chua ngọt để diệt trưởng thành (bướm); theo dõi tiến độ gieo trồng, thống kê diện tích thiệt hại báo cáo cho UBND huyện và các Sở, ngành liên quan để có chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế tối đa mức độ thiệt hại./.           

Nguyễn Thế Tài

Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT