Những chuyển biến của đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận

    Bình Thuận có 34 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), với 24.187 hộ/101.733 khẩu (chiếm trên tỷ lệ 8% dân số của tỉnh). Đồng bào Chăm là một trong những dân tộc có số dân đông nhất, với 9.041 hộ/39.656 khẩu, chiếm 3,12% dân số toàn tỉnh và chiếm 38,98% so với các DTTS, tập trung chủ yếu ở 4 thuần và 9 thôn xen ghép thuộc 6/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh; trong đó, cư trú đông nhất ở huyện Bắc Bình, chiếm 57,28%. Đồng bào Chăm theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn giáo và Hồi giáo Bà ni; sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào thuần túy theo phong tục truyền thống; ngoài ra, còn một số đồng bào Chăm theo đạo Islam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm triển khai và thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào Chăm, nhất là việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới theo Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Việc thực hiện các chính sách trên đã đạt được những kết quả rất quan trọng, cơ bản làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Chăm trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.

    Trước hết, trên lĩnh vực kinh tế:  Đã cấp 1.567 ha đất sản xuất cho 1.439 hộ (bình quân 0,86 ha/hộ); giao cho 182 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ 7.085 ha rừng, thu nhập bình quân 7,6 triệu đồng/năm/hộ; giải quyết cho 1.423 hộ vay 9.449,43 triệu đồng mua 1.878 con bò cái sinh sản. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt từ 550 - 600kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến đầu năm 2020 hộ nghèo vùng đồng bào Chăm chiếm 3,37% (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020); có 03/04 xã thuần đồng bào Chăm đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

    Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội có sự chuyển biến đáng kể; 04 xã thuần đồng bào Chăm đều có trạm y tế đều có đội ngũ y, bác sĩ, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh. Trong công tác giáo dục, đến nay đã hoàn thành cơ bản chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ trong đồng bào dân tộc Chăm. Số lượng học sinh Chăm đến trường ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường chiếm 98%. Cơ sở vật chất giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học; Công tác dạy chữ Chăm truyền thống tiếp tục được duy trì ở 12 trường tiểu học với 129 lớp/3.175 học sinh tại 04 huyện. Các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Chăm được bảo tồn và phát huy; tỉnh đã đầu tư xây dựng Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tại huyện Bắc Bình vào năm 2010 với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng; tiếp tục đầu tư tôn tạo 04 di tích lịch sử Chăm gồm: Tháp Pô Dam (huyện Tuy Phong), Đền thờ Pô Nít, Đền thờ Pôklong Mơhnai (huyện Bắc Bình) và Tháp Pôsah Inư (thành phố Phan Thiết) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích Quốc gia.

    Đối với việc đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong những năm qua tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào Chăm với tổng kinh phí 50.797,7 triệu đồng/133 công trình.

    Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng Chăm luôn được giữ vững, đồng bào luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Với nhận thức đó, đồng bào dân tộc Chăm luôn phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc anh em, giữ vững nền độc lập nước nhà, ra sức chăm lo sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Tăng cường quốc phòng, an ninh tại địa phương. 

    Với những chuyển biến trên, trước hết phải khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và đầu tư phát triển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào Chăm trong tỉnh nói chung, giữ vững và phát triển khối đại đoàn kết các tộc anh em với niềm tin sâu sắc vào đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức, thực hiện tỉnh Bình Thuận đã có vận dụng sáng tạo, phù hợp, sát đúng và tập trung vào những khâu đột phá như cấp đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục đào tạo làm cơ sở thúc đẩy các mặt sản xuất, đời sống ở vùng dân tộc Chăm ngày càng phát triển theo hướng bền vững./.

                                                                 Tuyết Mai

Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT