Bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số
Bình Thuận có 34 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), với tổng số trên 100 nghìn người (chiếm tỷ lệ 8% dân số toàn tỉnh), cư trú rộng khắp trên địa bàn của tỉnh. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, lễ nghi, lễ hội riêng...

    Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc luôn được quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, nhất là từ khi có Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Từ năm 2014 đến nay, ngành Văn hóa của tỉnh đã tham mưu, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:

    Đã tổ chức kiểm kê, khảo sát, nghiên cứu các lễ nghi, lễ hội dân gian (Katê, Ramưwan, Đầu lúa, Đâm trâu, Nghinh ông...) nghề gốm truyền thống của dân tộc Chăm, Cơ ho, Raglay, Chơ ro, Hoa; thành lập các đội văn nghệ dân gian Chăm, câu lạc bộ hát Then của dân tộc Nùng; tập hợp các các thanh thiếu niên tham gia vào nhóm lớp sử dụng các nhạc cụ dân tộc như đánh trống Ghi năng, trống Paranưng, thổi kèn Saranai, hát dân ca, vũ điệu Chăm; nghiên cứu Luật tục của đồng bào Chăm, Raglai, Cờho và Chơro phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở; Phát triển nghệ thuật dân gian (dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian) 4 dân tộc tiêu biểu (Chăm, Raglai, Cờho và Chơro) thông qua hình thức biểu diễn nghệ thuật… và rất nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến giá trị văn hóa phi vật thể của các DTTS đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả.

    Công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết các DTTS cũng được chú trọng, hầu hết các DTTS đều bảo lưu, sử dụng tiếng nói của mình trong sinh hoạt cộng đồng; chương trình dạy và học chữ Chăm vẫn được duy trì ở các trường Tiểu học có đồng bào Chăm thuộc 04 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Tân); chương trình phát thanh truyền hình tiếng Chăm vẫn được phát sóng thường xuyên trên truyền hình BTV (định kỳ 04 lần/tháng)

    Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội dân gian truyền thống được quan tâm; nhiều lễ hội truyền thống lớn của đồng bào DTTS đã được phục dựng và tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo người dân tham dự, các lễ hội văn hóa dân gian của các dân tộc được diễn ra theo đúng nghi thức và tập tục truyền thống với mục đích và ý nghĩa của lễ hội.

    Nhìn chung, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa DTTS đã có bước phát triển mới về quy mô cũng như chiều sâu, nhất là việc khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào. Tuy nhiên, nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý giá của đồng bào đã và đang bị mai một, biến thể, mất mát, khó có điều kiện và khả năng để phục hồi. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội một số địa phương chưa được quan tâm kiểm tra và giám sát chặt chẽ; một số lễ hội diễn ra tự phát và còn mang nặng yếu tố mê tín dị đoan. Công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết đồng bào chưa đồng bộ, chủ yếu triển khai trong cộng đồng dân tộc Chăm, Hoa.

    Trong thời gian tới, cần tiếp tục tổ chức kiểm kê, nghiên cứu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào, nhất là các lễ nghi, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, những loại hình nghệ thuật có giá trị để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển phù hợp. Thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lễ hội văn hóa dân gian diễn ra trong cộng đồng để vận động đồng bào các DTTS hiểu và loại bỏ dần những hủ tục không còn phù hợp, đảm bảo hoạt động lễ hội vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc./. 

Thầy và học sinh Tiểu học đang dạy, học chữ Chăm

                                                                         T.T Minh Hiền

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT