Những đóng góp của Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số trong tham gia, phát triển các phong trào tại địa phương
Tỉnh Bình có 34 dân tộc thiểu số, với dân số 102.950 người, chiếm trên 8% dân số của tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ; mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

    Từ nhiều năm nay, nhất là từ khi thực hiện các Quyết định của Thủ tướng chính phủ về chế độ chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, như: Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011; Quyết định số 56/2013/QĐTTg ngày 07/10/2013; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 và các Thông tư hướng dẫn của liên Bộ…thì vị trí, vai trò của Người có uy tín được thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực và trong các hoạt động, phong trào tại địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Qua thống kê số liệu; trong giai đoạn 2017 – 2021 (đến 31/12/2021), số lượng Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 1.252 người (trong đó: Người có uy tín: 447 người; Nhân sĩ trí thức có 899 người; Doanh nhân: 01 người). Những đội ngũ này xuất thân từ nhiều thành phần, dân tộc, ngành nghề, trình độ học vấn khác nhau, như: Già làng, tộc trưởng, trưởng thôn, tổ Tự quản, cán bộ đã nghỉ hưu, cán bộ, công chức đang công tác, đảng viên, chức sắc, thầy cúng, thầy mo, bà bóng.. và họ có những đóng góp hết sức to lớn trên các lĩnh vực trong xã hội. Họ thật sự là hạt nhân tích cực, giúp các ngành chức năng vận động quần chúng tham gia xây dựng tốt các phong trào tại địa phương, như:

    Trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Với tinh thần cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống và mong muốn được cống hiến cho xã hội, Họ đã vận động đồng bào trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, tăng cường quản lý bảo vệ rừng. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình trong thực tiễn. Thường xuyên quan tâm công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới; vận động đồng bào tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, phát triển và bảo tồn các ngành nghề truyền thống như nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, đan lát; vận động lớp trẻ giữ gìn nếp sống văn hóa của dân tộc, mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt các lễ hội, tiếng nói, chữ viết…

    Trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc: Họ đã tích cực tham gia giám sát chính quyền cơ sở; nhất là ở xã, thôn, bản trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Nắm vững tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, đề xuất với chính quyền các cấp quan tâm giải quyết kịp thời, hạn chế khiếu kiện; vận động đồng bào tham gia thực hiện có kết quả các phong trào thi đua như phong trào “Tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế”, “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào, gắn với đóng góp ý kiến cho cấp ủy, chính quyền các cấp để xây dựng Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ngày càng vững mạnh.

    Thực tế cho thấy,  với những đóng góp của mình, Người có uy tín, nhân sỹ trí thức và doanh nhân tiểu biểu người dân tộc thiểu số là hạt nhân tích cực, lực lượng nồng cốt  trong công tác  tham gia, vận động  xây dựng các hoạt động, phong trào tại địa phương. Những đóng góp đó đã góp phần hỗ trợ và nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững ổn định./.

V. Đ. Diện

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT