6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025

Sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia để truy cập đến các dịch vụ công trực tuyến của tất cả các các bộ, ngành, địa phương. Nguồn: Internet.

    Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15/6/2021. Tại Quyết định đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Phát triển hạ tầng số; Phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; Phát triển dữ liệu số quốc gia; Phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia. Theo đó, Chính phủ sẽ nghiên cứu, sửa đổi Luật Giao dịch điện tử, Luật Lưu trữ, xây dựng Luật Chính phủ số. Ban hành Nghị định về định danh, xác thực điện tử và hoàn thiện hành lang pháp lý để phổ cập danh tính số. Bảo đảm môi trường pháp lý cho phép thử nghiệm, chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi. Hạ tầng mạng chuyên dùng cần được phát triển và vận hành ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối 04 cấp hành chính từ trung ương đến cấp xã. Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ được xây dựng.

    Thực hiện phát triển các nền tảng: tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia; ứng dụng trên thiết bị di động cho mọi dịch vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số… Xây dựng nền tảng QR code cho phép liên thông thống nhất các mã định danh của người dân, tổ chức trên toàn xã hội. Các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được phát triển trước. Xác định dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là dữ liệu trụ cột, cốt lõi cần phải hoàn thành, đưa vào khai thác sớm để dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu trong cơ quan nhà nước về các ngành, lĩnh vực. Xây dựng dữ liệu có phạm vi toàn quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên dữ liệu trong các lĩnh vực quan trọng: hạ tầng không gian địa lý; bảo hiểm, y tế, an sinh xã hội; tài chính; căn cước; hộ tịch; giáo dục; đào tạo;...

    Cổng Dịch vụ công quốc gia được hoàn thiện để người dân và doanh nghiệp có thể truy cập đến các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương qua một địa chỉ duy nhất trên mạng. Xây dựng nền tảng họp trực tuyến; nền tảng làm việc, cộng tác trên môi trường số; nền tảng trợ lý ảo…Xây dựng các hệ thống: Hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử; Hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu lớn phục vụ nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia và Hệ thống hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; Phát triển, hoàn thiện hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.../.

D. Huyền

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT