Ban Dân tộc triển khai, thực hiện tốt công tác phòng, chống tiêu cực tại cơ quan, đơn vị
Xác định công tác phòng, chống tiêu cực là một trong những nội dung rất quan trọng trong tình hình hiện nay, nhất là việc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, từng cá nhân để triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tiêu cực, Ban Dân tộc đã tổ chức phổ biến, quán triệt; đồng thời, ban hành các quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch... gắn với việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ”, Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII)… nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, tinh thần phục vụ… của CC, VC, NLĐ trong công tác tham mưu, phối hợp, theo dõi công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Qua sơ kết 05 năm cho thấy, việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực tại Ban Dân tộc đã đạt một số kết quả nhất định; công chức, viên chức và người lao động luôn ý thức, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống tiêu cực để từ đó có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời nếu có xảy ra. Những kết quả trên được đánh giá cụ thể ở các nội dung sau:
Trước hết, trong công tác tổ chức, cán bộ; hàng năm đều ban hành kế hoạch và cử CC, VC, NLĐ đào tạo, bồi dưỡng theo đúng kế hoạch. Việc chuyển đổi, hoán đổi vị trí công tác đảm bảo đúng yêu cầu, nhiệm vụ, sở trường của từng đối tượng, không có tiêu cực xảy ra.
Việc thực hiện các quy chế, quy định được công khai, dân chủ; hàng năm đều tổ chức Hội nghị công chức, viên chức. Tại hội nghị đã công khai công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tổ chức cán bộ; hoạt động kiểm tra, giám sát; việc thu - chi tài chính và dự toán năm sau.
- Thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành: Hàng năm, Ban Dân tộc, Trung tâm DVMN (đơn vị trực thuộc) đều rà soát bổ sung, điều chỉnh ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp quy định; không có trường hợp vi phạm.
- Việc tổ chức kiểm điểm tập thể và cá nhân cấp ủy, lãnh đạo Ban hàng năm đều thực hiện nghiêm túc; qua kiểm điểm đã thể hiện tính dân chủ, minh bạch trong lãnh đạo, quản lý của tập thể và cá nhân cấp ủy, lãnh đạo Ban, góp phần phòng, chống tiêu cực tại chi bộ, cơ quan.
- Công khai minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với cơ quan Nhà nước trong giải quyết hồ sơ, công việc. Áp dụng tốt phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện việc chi trả lương và các chế độ cho công chức, viên chức, người lao động qua hình thức chuyển khoản; hầu hết các khoản mua sắm tài sản và chi phí hoạt động công vụ đều thanh toán qua hình thức chuyển khoản.
- Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn: Thực hiện kê khai minh bạch tài sản thu nhập và niêm yết, công khai theo quy định; không có trường hợp vi phạm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, CC, VC, NLĐ. Từ năm 2016 - 2021, Chi bộ đã tổ chức 06 cuộc tự kiểm tra, giám sát; Ban Dân tộc tổ chức 04 cuộc thanh, kiểm tra nội bộ; Ban Chấp hành CĐCS tổ chức 05 cuộc kiểm tra; Ban Thanh tra nhân dân tổ chức 05 cuộc giám sát. Qua tổ chức kiểm tra, giám sát, hầu hết đảng viên và CC, VC, NLĐ đều thể hiện rõ hơn ý thức tu dưỡng, rèn luyện, chưa phát hiện trường hợp tiêu cực và chưa có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tiêu cực tại cơ quan, đơn vị, cấp ủy, lãnh đạo Ban Dân tộc đã xác định các nội dung quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện:
Một là, Kịp thời phổ biến, quán triệt các văn bản về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tiêu cực tại cơ quan, đơn vị. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hai là, chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các quy chế, quy định không còn phù hợp, cụ thể: Quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ; quy tắc ứng xử văn hóa nơi công sở…Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ, thực hiện các quy định về văn hóa công sở, việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; kiểm soát có hiệu quả tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phù hợp với đặc thù hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc, kéo dài, chậm giải quyết chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho công chức cơ sở làm công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực./.
V. T. Nhung