Chính sách đặc thù hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nhiệm vụ và giải pháp
Trên địa bàn tỉnh Bỉnh Thuận hiện có 34 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), với 104.066 người, chiếm 8,4% dân số của tỉnh; trong đó, phụ nữ DTTS chiếm tỷ lệ 40% dân số các DTTS. 

    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng. Cơ bản, hệ thống các chính sách khá toàn diện, bao quát các lĩnh vực; trong đó, các chính sách hỗ trợ đặc thù cho phụ nữ DTTS được xây dựng và thực hiện có hiệu quả. Ở địa phương, tỉnh Bình Thuận đã cụ thể hóa và ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ cho đồng bào các DTTS  nói chung và phụ nữ nói riêng. Với các chính sách trên, đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS. Phụ nữ và trẻ em DTTS có nhiều cơ hội phát triển, bình đẳng hơn trong học tập nâng cao trình độ, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản và phúc lợi xã hội, từ đó số lượng phụ nữ DTTS tham gia hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng tăng và góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của tỉnh nhà.

    Trước hết, chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số (viết tắt là Nghị định số 39/2015/NĐ-CP). Theo quy định, phụ nữ người DTTS thuộc hộ nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/người từ tháng đầu sau sinh con. Theo đó, công tác rà soát, thống kê đối tượng phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS sinh con đúng chính sách đảm bảo theo 09 nhóm đối tượng/07 huyện, thị, thành phố. Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, đúng địa bàn và đúng định mức. Qua thống kê, từ năm 2016 đến nay đã hỗ trợ 67 đối tượng/134.000.000 đồng. Nghị định số 39/2015/NĐ-CP đã nâng cao chất lượng dân số, giảm tỉ lệ sinh con thứ 3, giúp Phụ nữ cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe, có điều kiện để phát triển sản xuất, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng chính sách đều là hộ nghèo, cư trú chủ yếu ở vùng đặc biệt khó khăn, phong tục, tập quán lạc hậu, vẫn còn tư tưởng sinh nhiều con, nên công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt hiệu quả. Mặt khác, Nghị định 39/2015/NĐ-CP vẫn chưa có quy định cụ thể về đối tượng là người DTTS đã kết hôn nhưng thuộc diện tảo hôn; do đó, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xác minh đối tượng thụ hưởng.

     Thứ hai, về chính sách Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS (Quyết định số 1898/QĐ-TTg). Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu kế hoạch và phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực với 94 lớp/5.292 lượt người tham gia. Kết hợp việc lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách cho đồng bào DTTS, đã tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, được đào tạo nghề  để có cơ hội tìm kiếm việc làm; được tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ học vấn... Đặc biệt, công tác cán bộ nữ được quan tâm trên nhiều mặt, từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng, đề bạt; tỷ lệ cán bộ nữ DTTS tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ngày càng tăng; nhất là đại biểu HĐND các cấp. Những kết quả trên, góp phần thay đổi nhận thức về vai trò phụ nữ DTTS theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện chính sách theo đề án trên chưa được Trung ương bố trí kinh phí. Hầu hết, các hoạt động truyền thông, vận động tự linh hoạt, chủ động thực hiện bằng nhiều hình thức, tranh thủ lồng ghép vào các chương trình, dự án chính sách khác đã và đang triển khai tại vùng DTTS.  

     Thứ ba, về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2025 theo Quyết định số 498/QĐ-TTg. Thông qua việc lồng ghép nhiều chương trình, chính sách, Ban Dân tộc tham mưu, phối hợp các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về luật bình đảng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, bạo lực gia đình..; in ấn và phát hành trên 16.637 tài liệu, tờ gấp; phối hợp xây dựng 12 chương trình phát thanh trên sóng phát thanh của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và hệ thống truyền thanh không dây tại các xã, thôn vùng đồng bào DTTS; phối hợp thực hiện chương trình “Pháp luật và cuộc sống”; phối hợp tổ chức Hội thi sân khấu hóa tìm hiểu chính sách, pháp luật truyền thông về giảm nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; triển khai xây dựng xây dựng 07 mô hình và 14 nhóm nòng cốt/123 triệu đồng (trong đó, có 02 mô hình  điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình và xã Phú Lạc, huyện Tuy phong). Qua thống kê trong giai đoạn 2016- 2020, toàn  tỉnh có 100 trường hợp tảo hôn và 03 trường hợp hôn nhân cận huyết thống; đến năm 2022 còn 65 trường hợp tảo hôn và không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Những chuyển biến trên, một phần đồng bào ngày càng nhận thức rõ về hệ lụy, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết; mỗi cá nhân, mỗi gia đình, tộc họ tự giác chấp hành và thường xuyên tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho cộng đồng, người thân, gia đình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của phong tục tập quán; đa số các em ở độ tuổi thanh, thiếu niên thiếu hiểu biết về kỹ năng sống, kiến thức pháp luật, thông tin về sức khỏe... dẫn đến tình trạng tảo hôn. Số trường hợp này mặc dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống, kinh tế gia đình, từ đó tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chiều hướng ngày càng tăng.

     Ngày nay, Phụ nữ DTTS đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong xã hội, chủ động phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh và nâng cao trình độ mọi mặt. Tuy vậy, thực tế đời sống của một bộ phận Phụ nữ  DTTS nghèo   các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn… vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là cơ hội việc làm, phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc sức khoẻ…

     Trong thời gian tới, để giải quyết những khó khăn, bất cập, góp phần rút ngắn khoảng cách, tạo sự bình đẳng về giới, cần quan tâm những nhiệm vụ, giải pháp:

     Một là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện lồng ghép bình đẳng giới vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi. Tận dụng tốt hơn nữa các nguồn lực, khai thác hợp lý sự đóng góp từ nhân dân cũng như các nhà tài trợ của các tổ chức quốc tế vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

     Hai là, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhất là triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Thực hiện rà soát những hạn chế, bất cập để bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ DTTS.

     Ba là, có những chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích những phụ nữ, em gái DTTS chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giỏi trong kinh doanh, xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nâng cao trình độ…góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.

K’ Giảng

Tin khác
1 2 3 4 5 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT