Tỉnh Bình Thuận quan tâm phát triển giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số
Tỉnh Bình Thuận có 34 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), với dân số trên 100 nghìn người, chiếm tỷ lệ 8% dân số của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là công tác gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc luôn được quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng, trong đó:

     Chỉ đạo cung cấp thông tin, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước cho các đối tượng là chức sắc, già làng, người có uy tín…thông qua hội nghị, các lớp tập huấn. Tranh thủ, vận động chức sắc tôn giáo, già làng, Trưởng bản, Người có uy tín tích cực tuyên truyền, giáo dục con cháu, cộng đồng phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội để cùng xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa phù hợp với tình hình.

     Việc phát triển văn hóa các dân tộc có chuyển biến tích cực, bước đầu gắn kết hiệu quả giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch. Các lễ hội truyền thống của đồng bào được phục dựng. Ngày hội văn hóa các dân tộc; Đại hội đại biểu các DTTS được duy trì. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục, bảo tồn và phát huy; trong đó, chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề (gốm, dệt), trang phục, tiếng nói, chữ viết, lễ hội;... Công tác thông tin, truyền thông được chú trọng hoàn thiện và nâng cao. Các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống loa truyền thanh không dây, sân chơi thể thao... được đầu tư xây dựng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã góp phần xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú. Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, đã chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ từng nội dung của Dự án, với tổng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2025 thực hiện 36.677 triệu đồng.

     Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào góp phần tham gia xây dựng, bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hoá ở địa phương chưa sâu rộng. Việc tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn xảy ra, chưa được ngăn chặn kịp thời. Đồng bào tiếp cận các dịch vụ xã hội công cộng, thông tin thị trường còn hạn chế; trình độ và mức sống của đồng bào còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Các thế lực thù địch liên tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, văn hóa dân tộc;vùng đồng bào DTTS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định về an ninh, trật tự.

     Để phát triển văn hóa của các dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới có hiệu quả, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

     Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo tham mưu, phối hợp và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gắn với tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

     Thứ hai, Tiếp tục thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025; theo đó, cần rà soát, bổ sung một số nội dung trong Dự án 6 cho phù hợp với đặc thù văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ở  vùng đồng bào DTTS nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, như tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

    Thứ ba, quan tâm đẩy mạnh phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hoàn thiện cơ bản các thiết chế văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; trong đó, tập trung bảo tồn các nghề truyền thống như làm gổm, dệt thổ cẩm. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hệ thống viễn thông, phát thanh, truyền hình đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng đặc biệt khó khăn.

    Thứ tư, làm tốt công tác vận động, tranh thủ và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín, già làng..trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là các chính sách dân tộc gắn với nâng cao ý thức cảnh giác của đồng bào trước âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, động viên, khen thưởng, biểu dương, nêu gương điển hình tiên tiến đối với các cá nhân có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ, truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc./.

Mỹ Vân

Tin khác
1 2 3 4 5 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT