Các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giữ vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước; là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, nhất là trong lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.
Cấp ủy, lãnh đạo Ban Dân tộc tổ chức phổ biến, tuyên truyền kịp thời các văn bản pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động (CC,VC và NLĐ) của cơ quan, đơn vị thông qua sinh hoạt định kỳ, chuyên đề của chi bộ, hội nghị của cơ quan. Ban hành kịp thời Quy chế tiếp công dân, xử lý đơn khiếu, nại tố cáo; điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác được đảm bảo; đồng thời, luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ phụ trách công tác; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan, đơn vị. Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, Lãnh đạo Ban, cùng với sự hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan, hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ban Dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực. Qua thống kê số liệu trong giai đoạn 2016 – 2021, Ban Dân tộc đã tiếp 07 lượt công dân; tiếp nhận và chuyển xử lý, giải quyết 33 đơn thư; nội dung phần lớn khiếu nại và kiến nghị việc thực hiện chế độ chính sách cho đồng bào DTTS, như việc cấp đất sản xuất; chế độ trợ cấp chính sách giáo dục; đất đai...các đơn thư gửi đến hầu hết đều vượt cấp, không đúng trình tự, thủ tục và không thuộc thẩm quyền giải quyết. Để đảm bảo đến quyền lợi của công dân, Ban Dân tộc đã hướng dẫn công dân viết đơn hoặc chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời có các văn bản đôn đốc nhắc nhở các ngành, địa phương, cơ sở giải quyết theo quy định, không để đơn thư tồn đọng.
Nhìn chung, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được Cấp ủy, lãnh đạo Ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Lịch tiếp công dân được thực hiện định kỳ, thường xuyên theo quy định pháp luật. Việc tiếp công dân được mở sổ sách theo dõi, sau phiên tiếp dân, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được bộ phận tham mưu, xử lý theo quy định. Công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình; trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính khách quan, chính xác. Ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật về tiếp công dân theo đúng quy định, chưa xảy ra vụ việc gây rối, mất trật tự tại cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi việc tiếp công dân ở một số xã chưa thật sự được quan tâm, còn xem nhẹ, việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân chưa kịp thời, có lúc khiếu kiểm tra đôn đốc xử lý một số vụ việc. Bố trí cán bộ tiếp công dân cấp xã vùng đồng bào có nơi chưa phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, dẫn đến chất lượng phân loại xử lý đơn thư chưa đúng, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo dẫn đến công dân bức xúc khiếu nại vượt cấp. Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo thực hiện áp dụng các thủ tục hòa giải chưa đúng quy trình; công tác thuyết phục trong hòa giải để giải quyết từng vụ việc từng lúc, từng nơi chưa thỏa đáng, nhất là việc giải thích, vận động cho công dân hiểu để chấp hành pháp luật. Một số quy định pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tế, do đó, tình trạng đơn, thư đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng quy định pháp luật, tuy nhiên người dân không chấp hành, khiếu nại nhiều lần, chủ yếu là lĩnh vực đất đai.
Nguyên nhân, trước hết là công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được thường xuyên, thiếu chủ động. Công chức được phân công còn lúng túng trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và tham mưu giải quyết đơn thư. Trình độ dân trí giữa các dân tộc, các vùng không đồng đều, phong tục tập quán của đồng bào khác nhau, thiếu kiến thức về pháp luật nên việc gửi đơn thư vượt cấp nhiều nơi, không đúng thẩm quyền giải quyết.
Để nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả, cần tập trung một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tăng cương công tác phối hợp với các địa phương, cơ sở làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác đối thoại…để hạn chế tình hình khiếu nại, kiến nghị, phản ánh vượt cấp trong đồng bào DTTS. Thông qua đó, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền của pháp luật.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng trong đảng viên, cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ địa bàn biết, hiễu rõ để tham mưu, phối hợp thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường xuyên quan tâm cử công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức nghiệp vụ nhằm góp phần củng cố nâng cao chất lượng trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Ba là, xây dựng cụ thể kế hoạch để giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, không để xảy ra “điểm nóng” gây phức tạp tình hình an ninh - chính trị ở vùng đồng bào DTTS.
Tư là, thực hiện niêm yết, đăng tải nội dung nội quy, Quy chế, lịch tiếp công dân trên bảng thông tin nội bộ, Trang thông tin điện tử và chương trình công tác hàng tháng của Ban. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính theo đúng quy định; rà soát, bổ sung nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với điều kiện và theo quy định của pháp luật./.
V. Đ. Kiên