Tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh cây điều và kỹ thuật nuôi trâu, bò cái sinh sản cho các hộ đồng bào tham gia mô hình giảm nghèo năm 2020
18/09/2020
Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ miền núi đã chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh cây điều và kỹ thuật nuôi trâu, bò cái sinh sản cho các hộ đồng bào tham gia mô hình giảm nghèo thuộc Dự án 2 (Chương trình 135) năm 2020 tại các xã Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến và Sông Bình huyện Bắc Bình; xã Đông Giang huyện Hàm Thuận Bắc; xã Sông Phan huyện Hàm Tân và các xã, thị trấn Suối Kiết, Lạc Tánh, Măng Tố và La Ngâu của huyện Tánh Linh.
Thực hiện Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt dự toán chi tiết thực hiện tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, thôn đặc biệt khó khăn Dự án 2 (Chương trình 135) năm 2020 và Quyết định số 516/QĐ-BDT ngày 03 tháng 8 năm 2020 của Ban Dân tộc về việc giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ miền núi thực hiện Nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Dự án 2 (Chương trình 135) năm 2020.
Theo đó, Ban Dân tộc giao Trung tâm Dịch vụ miền núi cung ứng giống trâu, bò cái sinh sản cho các hộ đồng bào dân tộc các xã Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến và Sông Bình huyện Bắc Bình; xã Sông Phan huyện Hàm Tân và các xã Suối Kiết, Măng Tố, La Ngâu và thị trấn Lạc Tánh huyện Tánh Linh với quy mô thực hiện là 20 con trâu/20 hộ, 175 con bò/175 hộ và vật tư, giống điều cao sản cho 47/26 ha hộ đồng bào xã Đông Giang huyện Hàm Thuận Bắc; cụ thể:
a. Mô hình bò cái sinh sản: 175 con/175 hộ:
- Huyện Bắc Bình: 80 con/80 hộ (xã Phan Lâm 20 con/20 hộ, Xã Phan Sơn 20 con/20 hộ, Xã Phan Tiến 20 con/20 hộ và xã Sông Bình: 20 con/20 hộ);
- Huyện Hàm Tân: 20 con/20 hộ (xã Sông Phan);
- Huyện Tánh Linh: 75 con/75 hộ (xã La Ngâu 20 con/20 hộ, xã Măng Tố 19 con/19 hộ, xã Suối Kiết 17 con/17 hộ và Thị trấn Lạc Tánh 19 con/19 hộ).
b. Mô hình trâu cái sinh sản: xã La Ngâu 20 con/20 hộ:
c. Mô hình tái canh cây điều: xã Đông Giang 47 hộ/26 ha.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Trung tâm đã phối hợp với các ngành chức năng các huyện và Ủy ban nhân dân các xã tiến hành họp bàn xác định loại con nuôi, cây trồng hỗ trợ cho các hộ đồng bào tham gia mô hình là trâu, bò cái sinh sản và cây điều cao sản. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân các xã đã tổ chức họp các hộ dân bình xét các hộ đủ điều kiện tham gia mô hình, lập danh sách đề nghị Ủy ban nhân dân huyện thẩm định và xét duyệt với tiêu chí là ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ; hộ nghèo phải có lao động, có đất sản xuất (xã Đông Giang); có điều kiện về chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, đất đai để trồng cỏ và có nhu cầu chăn nuôi loại con thực hiện mô hình.
Nhằm chuẩn bị tốt các bước để mô hình đạt hiệu quả cao, Trung tâm Dịch vụ miền núi đã phối hợp cùng Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, UBND các xã tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi trâu, bò cái sinh sản và kỹ thuật trồng, thâm canh cây điều cho các hộ đồng bào được tham gia Dự án. Tại các buổi tập huấn, các hộ đồng bào được nghe các kỹ sư chăn nuôi và kỹ sư nông nghiệp thuộc Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện truyền đạt các kiến thức cơ bản nhất về các trình kỹ thuật nuôi trâu, bò cái sinh sản và kỹ thuật trồng, thâm canh cây điều.
Với kế hoạch dự kiến sẽ triển khai giao trâu, bò cái sinh sản và cây điều giống cho các hộ đồng bào tham gia Dự án vào tháng 9,10 năm 2020. Tại các buổi tập huấn, Trung tâm Dịch vụ miền núi cũng nhắc nhở và yêu cầu các hộ đồng bào tham gia mô hình nuôi trâu, bò phải làm chuồng trại, hố phân để đảm bảo vệ sinh cũng như tiến hành trồng cỏ để tự chủ nguồn thức ăn đảm bảo cho sự phát triển của con trâu, bò; với các hộ tham gia mô hình trồng điều cao sản phải chủ động về lao động, có đất sản xuất, chủ động làm rào chắn diện tích vườn điều tránh trâu, bò…phá hoại bảo đảm cho sự sinh trưởng, phát triển của cây, con giống nói riêng cũng như sự thành công của Dự án nói chung./.
Nguyễn Thế Tài