Nhiều nguồn lực đầu tư, thực hiện có hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 Ảnh: Cửa hàng Đông Giang- thuộc Trung tâm Dịch vụ miền núi

    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hệ thống chính sách dân tộc đã được ban hành khá toàn diện trên các lĩnh vực. Ngoài các chính sách của Trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh để hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển giáo dục, y tế …, gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết quả đạt được nổi rõ là: Đến nay, 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; 17/17 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 21,6%; mạng lưới y tế ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố, hoàn thiện; cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; 100% đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.

    Bằng các giải pháp huy động nguồn lực, tích cực lồng ghép các nguồn vốn, với tổng số gần 355 tỷ đồng từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương và của tỉnh, trong giai đoạn 2016-2020 đã tập trung hỗ trợ đầu tư 03 dự án định canh định định cư; triển khai xây dựng 255 công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện  21 công trình thuộc 6 lĩnh vực: Giao thông 06 công trình, thủy lợi 04 công trình, trường học 01 công trình, nhà văn hóa 01 công trình, nước sinh hoạt 01 công trình và 08 công trình khai hoang đất sản xuất. Các công trình giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi, trường học, cơ sở văn hóa, giải quyết đất sản xuất, nước sinh hoạt đi vào sử dụng góp phần tăng thêm cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đi lại của nhân dân, tạo sự liên kết về kinh tế giữa các vùng, miền lân cận. Thực hiện Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, đã xây dựng 11 cửa hàng để cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; giúp cho đồng bào có đủ giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng để sản xuất; thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá cả phù hợp, hạn chế tình trạng tư thương cho vay lãi nặng, ép cấp, ép giá; thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa  trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Thông qua từ nhiều nguồn lực đầu tư, thực hiện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã giải quyết những khó khăn về kinh tế, kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,98% (năm 2016) xuống còn 6,96 % (năm 2020), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước./.

                                                                                                          V. Đ. Diện

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT